Kết quả tìm kiếm cho "Chuyện ngày xưa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 2809
Những ngày tháng Bảy lịch sử, trong niềm tri ân những người đã hy sinh vì Tổ quốc, bạn đọc lại bồi hồi nhớ đến hình ảnh nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm, người con gái Hà Nội đã gửi trọn tuổi xuân nơi tuyến lửa. Nối tiếp cuốn nhật ký của nữ bác sĩ trẻ, cuốn sách “Đặng Thùy Trâm và cuốn nhật ký thứ ba” (Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, 2025) do Đặng Kim Trâm (em gái liệt sĩ) biên soạn, không chỉ là những trang viết từng gây xúc động mạnh mẽ, mà còn là một công trình gợi mở, mang tính phát hiện.
Bị cụt hai chân, mất ba ngón tay trái sau chiến tranh nhưng ông Mai Văn Thái (61 tuổi) - thương binh hạng 1/4, tên thường gọi Năm Thái, ngụ khu phố Minh Phú, xã Châu Thành (tỉnh An Giang) vẫn sống lạc quan, chăm chỉ lao động. Người lính kiên cường là biểu tượng sống động của ý chí vươn lên giữa đời thường.
Một sự kiện đa văn hóa đã diễn ra vào dịp cuối tuần tại địa điểm sôi động nhất nhì Canada là Toronto, trong đó, cộng đồng người Việt ở đây đã chọn trình diễn nghệ thuật thưởng trà và mang tới bàn trà Đàn Nguyệt, một biểu tượng giao thoa giữa nghệ thuật và truyền thống Việt Nam, góp phần tạo nên những sắc màu văn hóa khác nhau ở thành phố đa sắc tộc này.
Nước lá vối là thức uống được nhiều người yêu thích, vậy uống nước vối thường xuyên có sao không?
Rời quê hương Quảng Ngãi vào TP Hồ Chí Minh lập nghiệp, như một cơ duyên, chàng trai Võ Trung Kiên (sinh năm 1989) tình cờ bén duyên với sưu tập đồ gốm sứ, đặc biệt là sưu tầm lại từng món đồ gốm Châu Ổ cổ xưa được chế tác trên chính quê cha đất tổ của mình.
Không còn là hình ảnh những dòng người vội vã sau giờ tan tầm, sau quyết định sáp nhập, nhịp sống ở Long Xuyên chậm lại, mang theo những cảm xúc và kỳ vọng đan xen trong lòng người dân.
Khi những bộn bề ở phố thị khiến đôi chân mỏi mệt hãy để Hà Tiên đón bạn bằng một cuối tuần an yên, thong dong giữa trời xanh, biển biếc, núi đồi trùng điệp và những giá trị văn hóa được giữ gìn qua bao thế hệ.
Khi 17 bảo vật quốc gia - từ chõ gốm Đông Sơn, tượng thần Chămpa đến hiện vật Óc Eo cùng hiện diện tại Bảo tàng Lịch sử TP Hồ Chí Minh, công chúng không chỉ được thưởng lãm những kiệt tác cổ xưa, mà còn chứng kiến một xu thế mới: Sự bắt tay giữa bảo tàng công lập và không gian tư nhân. Di sản văn hóa không còn là chuyện của riêng ngành bảo tồn, mà trở thành hành trình chung của nhà nước và người dân để gìn giữ ký ức, nuôi dưỡng hòa bình và phát triển bản sắc.
Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc vừa được Ủy ban Di sản Thế giới (UNESCO) công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 diễn ra tại Paris, Pháp ngày 12/7.
Giữa nhịp sống hiện đại, tại ấp Gò Đất (xã Bình An), tiếng búa chan chát vẫn vang lên đều đặn bên ánh lửa đỏ rực. Ông Ngô Hoàng Sơn (55 tuổi) với đôi tay sạm đen vì khói lửa vẫn miệt mài giữ nghề rèn của tổ tiên.
Tại lớp học tình thương (phường Long Xuyên), nhịp sống thường nhật của 12 em nhỏ được nuôi dưỡng bằng con chữ và tri thức. Thế nhưng, khi cái nắng hè trải dài trên phố phường, guồng quay mưu sinh khắc nghiệt lại kéo các em rời xa mái trường, chỉ còn vỏn vẹn 8 - 9 em bám trụ.
Bắt nguồn từ nhu cầu bảo quản lượng lớn cá sau khi đánh bắt được, người xưa đã nghĩ ra cách làm mắm để dự trữ làm thực phẩm ăn lâu dài. Theo thời gian, món ăn dân dã đã trở thành món ăn đặc sản. Đặc biệt, tại phường Châu Đốc còn có khu chợ mắm cá hoạt động nhộn nhịp suốt mấy mươi năm qua.